"chữ Nôm không phải là văn ngôn" Thảo_luận_Thành_viên:Nguyentrongphu

Tôi chưa bao giờ nói "chữ Nôm không phải là văn ngôn" ở đau cả. Kiểu gọi triều đại là "nhà XXX" trong tiếng Việt là phỏng theo kiểu gọi "XXX gia" (như Hán gia là nhà Hán) trong tiếng Hán. Tại sao Lý triều thì có thể để được trong bài, còn Lý gia chính là nhà Lý thì lại không được? – Judspug (thảo luận) 13:03, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)

@Judspug: Hãy tiếp cận những bài lịch sử theo tinh thần Wikipedia hiện đại. Tại sao phải dùng từ "Lý gia" trong khi có thể sử dụng từ "nhà Lý". Ngoài ra, tên gọi các triều đại Trung Quốc khác cách gọi tên triều đại Việt Nam, vì họ lấy tên đất thời phong kiến còn ta thì không, nên tôi nghĩ phải là "Hán triều" chứ ai lại gọi là "Hán gia". Không nên lạm dụng Hán Việt. Tất nhiên là nếu đoạn mở ngoặc tên triều đại đầu bài thì được thôi. Chứ nội dung trong bài thì nên dùng "nhà Lý" chứ đừng để "Lý gia". Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 13:07, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Bạn nói ai lại gọi là "Hán gia" là cho thấy bạn không biết về cách gọi triều đại trong văn ngôn rồi. Nếu bạn đã không biết về nó thì không nên bàn về nó. Ta không biết tiếng Anh thì không nên bàn về cách dịch tên các đại học ở Việt Nam sang tiếng Anh. Văn ngôn là ngôn ngữ viết chính thức của nhà Lý, công văn giấy tờ của nhà nước đều viết bằng ngôn ngữ này. Tôi thấy việc thêm tên gọi của một triều đại trong ngôn ngữ được chính triều đại đó sử dụng (như ở đây là văn ngôn) không có gì là sai. Judspug (thảo luận) 13:22, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Văn ngôn không phải là từ Hán Việt, đó là một loại ngôn ngữ. Judspug (thảo luận) 13:27, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Thứ nhất: từ nhỏ tới lớn, tôi chưa bao giờ nghe "Lý gia" bao giờ cả.Thứ hai: chữ Nôm đã có trong bài từ lâu rồi. Bây giờ, bạn muốn đổi qua thành văn ngôn cũng ok với điều kiện là bạn đạt được sự đồng thuận.Thứ ba: thời nhà Lý chưa có chữ Quốc ngữ. Vậy sao bây giờ tên bài lại là "nhà Lý" mà không phải là tên mà nhà Lý sử dụng thời đó? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:44, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)@Judspug: Theo kiến thức tôi có và suy luận ấy. Bản chất ta khác thằng Tàu, không có giai đoạn phong kiến, tên triều đại được lấy theo họ gia tộc (nhà) thành lập luôn, nên mới gọi là nhà Nguyễn, nhà Lê,... Nhưng Trung Quốc thì khác, đa phần các triều đại lấy tên theo tên đất phong thời Xuân Thu, Chiến Quốc chứ không phải là họ của gia tộc thành lập (Nhà Hán do Lưu Bang thành lập, chứ không phải nhà Lưu). Vì quen miệng nên mới áp cách gọi triều đại Việt Nam sang thành "Nhà Hán", "Nhà Đường", "Nhà Thanh",... chứ làm gì có ai đi gọi là "Hán gia". Hán triều, triều hán mới là chính xác. Đó, kiến thức tôi tổng hợp được từ sách sử tiếng Anh đấy, bạn phản biện đi. Tôi là người không biết một chữ Hán bẻ đôi nào nhé. Bạn mà tìm được càng nhiều nguồn văn ngôn nào gọi là Hán gia thì tôi càng tin bạn. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 13:48, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Bạn đang nói lạc đề. Tôi không hề nói gì về việc triều đại ở Trung Quốc hay Việt Nam gọi theo họ hay nước gì cả mà cũng không thấy cần phải thảo luận về cái đó ở đây để làm gì. Tôi nói về cách gọi tên triều đại trong văn ngôn chứ không có nước nào, họ nào cả. Triều đại gọi theo họ hay tên nước thì triều đại vẫn là triều đại. Bạn có nghĩ là tiếng Việt hoặc tiếng Hán hoặc cả ngôn ngữ này cần có từ riêng cho khái niệm "triều đại" khi triều đại được gọi theo họ và từ riêng khác cho triều đại khi gọi theo nước? Nếu bạn chưa bao giờ thấy "Hán gia" được dùng để gọi nhà Hán thì đây là thí dụ trong từ điển trên mạng: https://www.zdic.net/hans/%E5%AE%B6 (Lược trích: "朝廷……争先入公家。——《吕氏春秋·贵卒》。注:“公之朝也。”……汉家(即汉朝);随家(即隋朝);家历(皇朝的历数)" Judspug (thảo luận) 11:02, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)@Judspug:Cách giải quyết vấn đề thực ra rất đơn giản: Bạn chỉ cần vào trang này, tạo một đề mục mới, mở biểu quyết ở đó, chờ những thành viên có kiến thức sâu rộng về lịch sử cho phiếu, rồi đóng biểu quyết, và thế là xong.Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:55, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)@Judspug: Quyết định vậy đi. Bạn nên để dành sức để tranh cãi ở trang "thảo luận chung" và thuyết phục cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:56, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)"Tranh cãi" về cái gì vậy bạn? Judspug (thảo luận) 11:02, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)Có đồng thuận thì làm thôi. Hiện tại, tôi thấy bạn là người duy nhất đòi thêm văn ngôn vô bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:04, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)@Judspug:Vì Wikipedia hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, nên tôi hy vọng bạn sẽ tự tay mở biểu quyết về vấn đề bạn muốn nói tại trang Thảo luận để mọi người có thể cho ý kiến.Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:07, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Tôi đang thắc mắc là tại sao Lý triều thì được thì Lý gia thì không? Bạn vẫn chưa giải thích được cho tôi. Tôi có nói chữ nôm là văn ngôn nào đâu mà bạn cho là tôi cho là như thế. Đã để Lý triều thì Lý gia cũng phải để được, bỏ thì bỏ tất, giữ thì giữ tất, không "gia" thì cũng không "triều" gì cả. Judspug (thảo luận) 11:11, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Tôi không nhất quyết đòi giữ cái Lý gia mà mình đã thêm vào nhé. Tại sao cái Lý triều vẫn được giữ lại còn cái Lý gia đồng nghĩa với nó thì không? Nếu đã bỏ Lý gia thì cũng nên bỏ cả cái Lý triều khỏi bài, còn giữ Lý triều thì tôi không thấy có lý do chính đánh nào để không thể thêm Lý gia vào cả. Nhắc lại một lần nữa, giữ thì giữ tất, bỏ thì bỏ tất. Judspug (thảo luận) 11:16, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)Bạn cứ nói nhiều trong khi không chịu đi tìm đồng thuận. Wikipedia hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Tôi không có trách nhiệm phải giải thích cho bạn mọi thứ, và những luận điểm của tôi ở trên tôi cũng chưa thấy bạn đá động gì tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:28, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)@Judspug:Nếu những người ủng hộ phương án này chiếm số đông trong biểu quyết, tôi tin là sẽ không có ai phản đối bạn làm vậy sau khi chốt kết quả đâu.Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:15, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Bình luận: Tôi ủng hộ bỏ cả hai, dùng cách gọi trong tiếng Việt hiện đại là "nhà Lý". Áp dụng một cách gọi thống nhất sẽ phù hợp hơn với một bài viết bách khoa. – Hankiz 11:16, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Tôi thấy chán trò đi đôi co nói qua nói lại rồi. Tôi thấy nó chả đi đến đâu vì có lẽ tôi đã thất bại trong việc giải thích cho mọi người ý nghĩa của việc mình làm, tôi bỏ cuộc. Tôi có điều này thấy cần phân trần là hình như tôi bị hiểu sai, quy kết là đang cố gắng thêm những tên gọi Hán Việt không ai dùng cho đối tượng. Tôi không thêm tên gọi Hán Việt nào cả vào đó, tôi chỉ thêm một cách gọi khác đồng nghĩa trong ngôn ngữ viết chính thức của triều đại đó (văn ngôn) vào bài mà thôi. Cái Lý gia là âm Hán Việt của hai chữ Hán để người không biết chữ Hán có thể đọc được nó (không nhất định là sẽ hiểu nghĩa của nó). Nó cũng giống như là Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc trong bài Trung Quốc mà thôi. Judspug (thảo luận) 11:26, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)@Judspug Tôi nghĩ bạn có thể sử dụng {{Hộp thông tin tên tiếng Trung}} (hoặc {{Hộp thông tin tên tiếng Trung/Vietnamese}}) tương tự ở bài Nhà Minh (xem bên phải dưới Hộp thông tin quốc gia) để đề cập đến những cách viết khác nhau của tên gọi "nhà Lý". – Hankiz 11:38, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)Cũng là một ý kiến hay. Những cái tưởng rối rắm, khó giải quyết có khi lại giải quyết được bằng cách rất đơn giản. Cảm ơn bạn đã gợi ý. Judspug (thảo luận) 11:44, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Nguyentrongphu http://vi.Wikipedia.7val.com/ http://wikipedia.de/wke/Main_Page?action=purge http://meta.wikimedia.org/wiki http://www.thpt-lehongphong-tphcm.edu.vn/vi/gioith... https://tongkhothocao.blogspot.com/2016/01/mien-tu... https://www.britannica.com/topic/social-democracy https://www.google.com/search?biw=1189&bih=1222&tb... https://www.google.com/search?biw=1269&bih=2332&sx... https://www.google.com/search?biw=1269&bih=2332&sx... https://vnexpress.net/canh-trang-ti-lam-phap-su-go...